Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, trước năm 1945 là hai xã riêng biệt. Giang Cao trước đây có tên gọi là làng Đông Sáng, sau đổi thành Đông Ca và đến thời nhà Nguyễn trước đời vua Ưng Xụy, niên hiệu Đồng Khánh được đổi thành Giang Cao. So với lịch sử của làng gốm Kim Lan (800 năm) và làng Bát Tràng (700 năm), làng gốm Giang Cao tuổi nghề còn khá trẻ (khoảng hơn 60 năm).
Gốm nơi đây từ xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong. Loại men này có độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu.Thời xưa còn có loại men là men lý, men nho, màu gần như màu ngọc thạch nên được gọi là men ngọc, nhưng đã bị thất truyền từ lâu. Ngoài ra còn có các loại men rạn, men cát, men chảy, men kính, men co, men giả đá. Mỗi loại đều có những nét độc đáo riêng mà chỉ có người sành gốm mới có thể thẩm định được.
Hiện nay, ở làng Giang Cao, hầu hết các lò gốm đã không còn dùng than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà dùng lò công nghiệp bằng ga nên hạn chế được sự ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng giảm được lượng phế phẩm.
Với mục đích và tiêu chí tập hợp được tiếng nói chung trong cộng đồng các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ trong làng nhằm tổ chức và khai thác có định hướng về tiềm năng thế mạnh của làng nghề. Đồng thời, là thành viên chính thức của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Năm 2010 Làng nghề gốm sứ Giang Cao cùng với làng nghề Bát tràng rất vinh dự là 2 trong 16 làng nghề của Hà Nội được UBND thành phố trao Bằng công nhận đạt danh hiệu làng nghề truyền thống nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nôi. Đây là sự nghi nhận về sự nỗ lực cố gắng, cũng là sự khích lệ rất to lớn cho sự phát triển của làng nghề truyên thống gốm sứ Giang Cao. Ngay sau khi làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao được công nhận là làng nghề truyền thống, làng đã thành lập được một ban vận động phát triển làng nghề. Với mục đích hội tụ tất cả các các doanh nghiệp hộ sản xuât kinh doanh trong làng nghề, đoàn kết xây dựng định hướng bảo tồn phát triển lâu dài cho làng nghề truyền thống.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng những yêu cầu của thời đại mới về sản phẩm, Ban vận động phát triển làng nghề xét thấy việc hoạt động của mình không phù hợp và không bắt kịp những xu hướng hội nhập hiện nay. Trước tình hình trên, được sự chỉ đạo của đảng ủy - UBNN xã và các ban công tác mặt trận 6 thôn. Với nòng cốt là một số thành viên Ban vận động cũ và các thành viên CLB nghệ nhân thợ giỏi của làng để thành lập nên 1 CLB Làng nghề gốm sứ của làng. Sau 3 tháng tuyên truyền vận động đã thu hút được trên 90 mươi Thành viên gồm các Công ty doanh nghiêp các hộ sản xuất tiêu biểu của làng nghề. Nhằm tổ chức và khai thác có định hướng về tiềm năng thế mạnh của làng nghề., Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao - Bát Tràng (Hà Nội) chính thức được thành lập. Với mục đích và tiêu chí tập hợp được tiếng nói chung trong cộng đồng các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ trong làng.
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Tôi rất vui mừng khi Câu lạc bộ làng nghề gốm Giang Cao và bát tràng được thành lập và đi vào hoạt động. Sự ra đời của CLB sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Đặc biệt, CLB sẽ là nơi hội tụ được các nghệ nhân, thợ giỏi, các các doanh nghiệp và các hộ sản xuât kinh doanh trong làng nghề, đoàn kết xây dựng định hướng bảo tồn phát triển lâu dài cho làng nghề truyền thống gốm Giang Cao.
Hiện nay, làng gốm Giang Cao và Bát Tràng có trên 1.000 hộ sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất đạt gần 1.200 tỷ đồng. Với các mặt hang gốm sứ rất đa dạng, phong phú như: Gốm xây dựng, gốm dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ, gốm sứ xuất khẩu… thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động trong xã và gần 10 nghìn lao động tại các địa phương khác.
Có thể nói việc ra đời CLB gốm sứ Giang Cao và Bát tràng là cơ sở, tiền đề quan trọng để xã thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục phát huy các giá trị lịch sử văn hoá, các giá trị truyền thống của làng gốm Giang Cao để xây dựng xã Bát Tràng thành điểm du lịch trong nước và quốc tế.
TBT.KConline