Kết quả lớn nhất từ Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Bắc Kạn là đã khuyến khích cơ sở CNNT tận dụng tối đa thế mạnh nghề truyền thống, nguồn lao động địa phương, kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến để đầu tư sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Miến dong Nhất Thiện là ví dụ điển hình. Ban đầu, nơi đây chỉ là cơ sở sản xuất truyền thống nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của gia đình và người dân lân cận. Sau khi được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu (năm 2012), miến dong Nhất Thiện được nhiều người biết đến, và hiện nay thương hiệu này đã gây được tiếng vang trên thị trường.

 Theo ông Nguyễn Văn Thiện - chủ cơ sở sản xuất kinh doanh miến dong Nhất Thiện (xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể): Những năm qua, có nhiều đơn hàng bao tiêu sản phẩm với số lượng lớn song cơ sở không đủ để đáp ứng. Năm 2013 cơ sở tiêu thụ được 317 tấn miếng dong, năm 2014 tiêu thụ được 350 tấn, năm 2016 là 430 tấn với doanh thu đạt 23 tỷ đồng, năm 2018 tiêu thụ khoảng 500 tấn với doanh thu 30 tỷ đồng.
Miến dong Nhất Thiện sau khi được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia, năm 2015 sản phẩm đã được ưu tiên hỗ trợ kinh phí 350 triệu đồng để xây dựng mô hình trình diễn sản xuất miến dong, đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cho 20 sản phẩm của 19 đơn vị trong tỉnh

Cũng như miến dong Nhất Thiện, nhiều sản phẩm khác như: Miến dong Triệu Thị Tá, miến dong Côn Minh, miến dong Huấn Liên, tinh nghệ Bắc Kạn... là các sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh và cấp khu vực đã được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất, hỗ trợ thiết kế bao bì đóng gói sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa… Nhờ đó, các hộ sản xuất đã duy trì ổn định hoạt động kinh doanh, sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Nhằm phát hiện, tôn vinh sản phẩm có chất lượng, mở rộng thị trường, có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, từ năm 2012 tỉnh Bắc Kạn tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh. Các sản phẩm CNNT tiêu biểu luôn nhận được sự quan tâm, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại từ nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ khác của tỉnh và Trung ương. Kinh phí khuyến công hỗ trợ cơ sở CNNT được cấp giấy chứng nhận các nội dung như: Đào tạo nghề, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, thuê tư vấn thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm, xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm… Ngoài ra, kinh phí khuyến công và xúc tiến thương mại còn hỗ trợ các cơ sở CNNT quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, tổ chức hội nghị kết nối cung cầu...

Bà Đỗ Thị Minh Hoa - quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn - cho biết, hiện nay, tỉnh đang chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đảm bảo cơ bản các tiêu chuẩn quy định theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, VietGAP và hữu cơ, bao bì mẫu mã đa dạng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2020, Sở Công Thương Bắc Kạn tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, đăng ký bình chọn cấp khu vực và cấp quốc gia. Theo đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tiếp tục được giao triển khai 2 đề án khuyến công quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ 900 triệu đồng; thực hiện 7 nhiệm vụ, đề án từ nguồn khuyến công địa phương. Trong đó đáng chú ý nhất là Đề án “Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu” đã triển khai thực hiện xong, kết quả bình chọn được 20 sản

Các cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm

phẩm, bộ sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020. Trên cơ sở đó, lựa chọn được 7 sản phẩm tiêu biểu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2020.

 

Theo báo công thương