Việc thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động của cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được nhận thức một cách đúng mức, tổ chức thực hiện theo trình tự, quy định của pháp luật.

Trên cơ sở Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2030, định hướng đến năm 2030 và các quyết định điều chỉnh, bổ sung liên quan đến quy hoạch cụm công nghiệp (1), hiện tỉnh Vĩnh Phúc có 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 689,955 ha (Có 16 cụm công nghiệp với diện tích 265,98 ha chưa thành lập và chưa có chủ đầu tư hạ tầng). Đến nay, đã có 16 cụm công nghiệp đã được thành lập và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng diện tích 423,974/689,955 ha, đạt 61,45% tổng diện tích diện tích 32 cụm công nghiệp quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Trong 16 cụm công nghiệp được hình thành, trong đó huyện Vĩnh Tường có 3 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Việt Xuân, cụm công nghiệp Vân Giang- Vân Hà, cụm công nghiệp Đại Đồng); huyện Yên Lạc có 1 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Yên Phương); huyện Bình Xuyên có 1 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Thanh Lãng); Huyện Lập Thạch có 4 cụm công nghiệp (Tử Du, Xuân Lôi, Triệu Đề, Xuân Hoà); huyện Sông Lô ( Hải Lựu); thành phố Phúc Yên (Cao Minh).

Chia theo địa phương có: 02 huyện (Yên Lạc và Vĩnh Tường) có số lượng cụm công nghiệp nhiều nhất, mỗi địa phương quy hoạch 09 cụm công nghiệp; 01 huyện (Lập Thạch) quy hoạch 06 cụm công nghiệp; 04 huyện, thành phố (Tam Dương, Bình Xuyên, Sông Lô và thành phố Phúc Yên) mỗi địa phương quy hoạch 02 cụm công nghiệp; Riêng 02 địa phương là thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo không quy hoạch cụm công nghiệp. Diện tích trung bình của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 21,56 ha/ cụm công nghiệp. Trong đó cụm công nghiệp Hoàng Lâu (huyện Tam Dương) có diện tích lớn nhất (diện tích 50 ha) và cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc có diện tích nhỏ nhất (diện tích 5,18 ha). Quy hoạch đất cụm công nghiệp hiện tập trung nhiều nhất ở huyện Vĩnh Tường với tổng diện tích 213,98 ha, chiếm 31% tổng diện tích cụm công nghiệp toàn tỉnh. Tiếp theo là huyện Yên Lạc, chiếm 24,22% (167,08 ha), huyện Tam Dương chiếm 14,22%,... thấp nhất là thành phố Phúc Yên, chiếm 2,99% (20 ha).

Đến nay đã có 15/32 cụm công nghiệp đã thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp. Trong có 11/16 cụm công nghiệp đã thành lập thu hút đầu tư 516 dự án đầu tư, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 39,84% diện tích đất công nghiệp và tạo việc làm cho gần 6.000 lao động. Đáng chú ý có 04/16 cụm công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, gồm: 03 cụm công nghiệp của huyện Yên Lạc là Yên Đồng, Tề Lỗ, Thị trấn Yên Lạc và cụm công nghiệp Hùng Vương - Phúc Thắng (thành phố Phúc Yên).

Ngoài ra, tỉnh còn có 04 cụm công nghiệp chưa được thành lập nhưng đã có một số doanh nghiệp thuê đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, cụ thể: cụm công nghiệp thị trấn Lập Thạch (huyện Lập Thạch) có 01 doanh nghiệp; cụm công nghiệp Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường) có 06 doanh nghiệp; cụm công nghiệp Hương Canh (huyện Bình Xuyên) có 06 doanh nghiệp và cụm công nghiệp Tân Tiến (huyện Vĩnh Tường). Hiện tích đất đã sử dụng của 04 cụm công nghiệp là 65,53/94,83 ha và thu hút khoảng 6.400 lao động. Đến nay, có 03/16 cụm công nghiệp (Tề Lỗ, Yên Đồng và Hùng Vương-Phúc Thắng) đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập chung (Tổng công suất đạt 1.250 m3/ngày-đêm); còn lại 13/16 cụm công nghiệp được thành lập và giao chủ đầu tư và 06 cụm công nghiệp được coi là hình thành chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, tỉnh có 5 cụm công nghiệp được đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp năm 2030, định hướng đến năm 2030; (cụm công nghiệp Tân Tiến,  huyện Vĩnh Tường, cụm công nghiệp Liên Châu, cụm công nghiệp Văn Tiến huyện Yên Lạc, cụm công nghiệp thị trấn Lập Thạch huyện Lập Thạch, cụm công nghiệp Hương Canh huyện Bình Xuyên.

Việc thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động của cụm công nghiệp ngày càng được nhận thức một cách đúng mức, tổ chức thực hiện theo trình tự, quy định của pháp luật, hạn chế việc phát triển cụm công nghiệp tự phát, cũng như đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp như trước đây; Các nội dung rà soát, xử lý chuyển đổi mô hình quản lý cụm công nghiệp được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các cụm công nghiệp sau khi được chuyển đổi đã phát huy vai trò của đơn vị kinh doanh hạ tầng, thu hút được các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động.

Hiện nay, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, trong đó có Phương án pháp triển cụm công nghiệp.

Theo đó, đến năm 2030 toàn tỉnh dự kiến sẽ có 46 cụm công nghiệp với tổng quy mô là 1818,28ha, trong đó: 16 cụm công nghiệp được thành lập và giao chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng; 30 cụm công nghiệp phát triển mới; Sau năm 2030 phát triển thêm 4 cụm công nghiệp nâng tổng số cụm công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2050 lên 50 cụm công nghiệp, với tổng quy mô là 1958,28ha; Các cụm công nghiệp dự kiến thành lập ở quy hoạch giai đoạn trước dự kiến được thành lập, lấp đầy 100% trong giai đoạn đến 2030; Đối với 30 cụm công nghiệp phát triển mới dự kiến được thành lập, lấp đầy đến năm 2030 là trên 30%; 4 cụm công nghiệp thành lập sau năm 2030; Kêu gọi và có chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp và 100% các cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường./.

______________________________________________________________________________________________________

(1) Điều chỉnh, bổ sung tại các QĐ số 2654/QĐ-UBND ngày 04/10/2017; QĐ số 1905 ngày 18/5/2018; QĐ số 1867/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 và QĐ số 2240/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 .

Nguyễn Anh Tuấn - CCN