Ngày 18/9/2020 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2025.

    Chương trình khuyến công 2021-2025 được xây dựng trên cơ sở các nội dung quy định của Nghị định số 45/2012/ND-CP, đồng thời lồng nghép nội dung xã hội hóa các thành phần kinh tế, các nguồn lực khác cùng tham gia một số các chương trình; cụ thể: Đào tạo, nâng cao tay nghề cho khoảng 280 lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn; tổ chức 10 khóa học khởi sự và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng 02 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới hoặc công nghệ mới; hỗ trợ 50 lượt cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến; hỗ trợ 05 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; tổ chức 10 lớp phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, năng 1ực sản xuất sạch hơn; hỗ trợ xây dựng 03 mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tư vấn và hỗ trợ áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn cho 10 lượt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; tổ chức 03 1ần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; 05 lần tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm hàng CNNT cấp khu vực; hỗ trợ xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm cho 08 cơ sở' CNNT có sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia; tổ chức 04 1ượt học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm CNNTTB; hỗ trợ xây dựng 10 chương trình truyền hình, truyền thanh; 05 lượt hỗ trợ xuất bản ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp và 05 1ượt hỗ trợ các hình thức tuyên truyền khác; hỗ trợ 1ập quy hoạch chi tiết cho 02 cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 02 cụm công nghiệp; hỗ trợ lãi xuất vốn vay cho 05 cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, CCN; tổ chức 03 lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ khuyến công; tổ chức 03 đoàn học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công trong nước; chi thù lao cộng tác viên khuyến công hàng năm.

Đoàn đánh giá thực tế sản xuất tại Công ty TNHH thêu Minh Trang
Chương trình gồm các nội dung hoạt động khuyến công và danh mục nghành nghề được hưởng chính sách khuyến công quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 45/2012/ND-CP của Chính phủ về khuyến công; các nội dung hoạt động khuyến công và các ngành nghề quy định tại Quy chế quản lý kinh phí khuyến công tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 20/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình. Sở Công Thương là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trên phạm vi địa phương. Chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, từng bước góp phần đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Việc hỗ trợ một phần kinh phí khuyến công sẽ tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, tạo tiền đề cho xây dựng nông thôn mới.                                                                                                                                                                                          

 Trong 5 năm tới, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, trong đó nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ các đề án với kinh phí hỗ trợ, cụ thể như sau: Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề với nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương dự kiến là 560 triệu đồng; chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn với nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương dự kiến là 500 triệu đồng; chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ vào sản xuất công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường với tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 26.900 tiệu đồng, trong đó: Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến 12.000 triệu đồng và kinh phí từ xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia dự kiến 14.900 triệu đồng; chương trình hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn với kinh phí thực hiện dự kiến 4.500 triệu đồng, trong đó: Kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ dự kiến 1.900 triệu đồng và kinh phí các thành phần kinh tế tham gia 2.600 triệu đồng; chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu với nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương dự kiến là 1.880 triệu đồng;  chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin với nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương dự kiến là 2.000 triệu đồng; chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường với tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 28.900 triệu đồng, trong đó: Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến 5.700 triệu đồng và kinh phí từ các thành phần kinh tế khác dự kiến 23.200 triệu đồng; chương trình nâng cao năng lực quản lý và năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công với nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương dự kiến là 660 triệu đồng; chương trình khuyến công ưu tiên: Ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng có lợi thế của tỉnh và sản phẩm công nghiệp phục vụ du lịch, sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, sử dụng nhiều lao động; ưu tiên hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; ưu tiên hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp.

Lãnh đạo Sở Công Thương cùng Lãnh đạo Trung tâm nghiệm thu tại DNTN Minh Quyền
Kinh phí thực hiện chương trình: Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 65.900 triệu đồng, trong đó: Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ là 25.200 triệu đồng, chiếm 38% tổng kinh phí thực hiện; kinh phí các thành phần kinh tế tham gia là 40.700 triệu đồng, chiếm 62% tổng kinh phí thực hiện.                                                                                                                               Một số giải pháp thực hiện chương trình: Tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công; nâng cao năng lực bộ máy tổ chức làm công tác khuyến công; Huy động các nguồn tài chính cho hoạt động khuyến công; lồng ghép chương trình khuyến công với thực hiện các chương trình mục tiêu khác; tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp, cơ sở để triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công trong tỉnh./.
                                                                                                                                                                       

Huy Quang - PTTCN