Với sự trợ sức của chương trình khuyến công, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, qua đó cải thiện đáng kể năng suất lao động..

Đã có thời điểm Phú Yên triển khai công tác khuyến công theo chiều rộng, các đề án được thực hiện dàn trải theo nhiều nội dung, lĩnh vực. Trong khi đó, nguồn kinh phí hạn hẹp khiến hiệu quả đem lại không cao. Để khắc phục những bất cập trên, khuyến công Phú Yên đã chuyển hướng tập trung hỗ trợ các nội dung về nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị và hàm lượng khoa học cho sản phẩm công nghiệp; hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu và các ngành nghề chủ lực…

Trong đó, các đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất được ưu tiên thực hiện. Từ năm 2014-2018, nội dung này chiếm tới 33,3% tổng kinh phí dành cho công tác khuyến công với 7 mô hình trình diễn kỹ thuật và 23 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến được triển khai.

Kết quả, các đề án đã giúp doanh nghiệp, cơ sở CNNT dần hoàn thiện dây chuyền và hiện đại hóa các khâu sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Đáng chú ý, các đề án hầu hết được triển khai trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng vốn là những lĩnh vực có lợi thế ở địa phương, thu hút sự tham gia của các đối tượng.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Phú Yên, việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh tuy có chuyển biến nhưng còn hạn chế về trình độ công nghệ; mô hình trình diễn kỹ thuật chưa được quan tâm nhân rộng, thiếu các đề án chuyển giao công nghệ mới, hiện đại. Nguyên do, phần lớn cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, thiếu thông tin về công nghệ, thiết bị, do vậy việc đầu tư còn thiếu đồng bộ. Số lượng cơ sở và nhu cầu hỗ trợ nhiều, vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn kinh phí hạn hẹp, mức hỗ trợ chưa cao cũng hạn chế sức hút của chương trình khuyến công.

Trong thời gian tới, để có thêm nguồn vốn, Sở Công Thương sẽ nghiên cứu lồng ghép các chính sách khác như phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm, đặc sản… để phát triển CNNT. Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn khoa học kỹ thuật, vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường… để lồng ghép, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm CNNT. Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số chính sách đã ban hành nhưng không còn phù hợp với thực tế để nâng cao mức hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo cơ sở để các địa phương tổ chức thực hiện.

Đối với lĩnh vực tự động hóa, tập trung xây dựng hạ tầng mạng điều khiển và truyền thông số tốc độ cao. Mặt khác, triển khai hệ thống tự động hóa trong các khâu sản xuất như tự động hóa thông gió và giám sát an toàn khí mỏ ở các mỏ than; giám sát và điều khiển mạng cung cấp điện; tự động hóa điều khiển giám sát hầm bơm trung tâm, trạm nén khí, cửa gió; tự động hóa tuyến băng tải vận tải chính, điều vận tàu điện; xây dựng hệ thống giám sát điều độ tập trung, hệ thống thông tin liên lạc, định vị nhân sự, hệ thống giám sát và quản lý nhiên liệu tiêu thụ phương tiện thiết bị mỏ lộ thiên... Ngoài ra, hoàn thiện, nâng cao mức tự động hóa tối đa trong các cơ sở công nghiệp nông thôn

Ngoài ra, để phát triển ngành CNHT, tỉnh đã và đang phát triển thêm các khu, cụm CNHT cùng với các chính sách khuyến khích kèm theo, đặc biệt là các chính sách về tài chính, thuế, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý… Việc xây dựng chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNHT cũng được xem là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, bởi việc nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển CNHT.

Bên cạnh đó, trong định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đến năm 2030 tỉ trọng công nghiệp sẽ chiếm 53- 54% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDPR). Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 20%. Tỉnh sẽ tập trung xây dựng một số cụm liên kết công nghiệp nhằm tập trung phát triển DN CNHT trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia và có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng công tác tư vấn đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến phù hợp; tăng cường khảo sát nhu cầu, tiếp cận các cơ sở CNNT, đặc biệt là các ngành công nghiệp có triển vọng tăng trưởng, có thế mạnh về các nguồn lực sẵn có về tài nguyên, nguồn nguyên liệu, thị trường. Nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật, các đề án có hiệu quả; tăng cường thẩm định, lựa chọn đề án chất lượng, kiểm tra tiến độ triển khai và kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, tổ chức đánh gia, rút kinh nghiệm thực hiện các chương trình, đề án khuyến công.

 

TQL (TTCN-Arid)

 

 

Tin đã đăng