Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đắk Nông, tính đến thời điểm hiện tại, hoạt động khuyến công đã đạt được những kết quả nhất định, đã hỗ trợ 60 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng lợi thế nguyên vật liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm tại địa phương.

Tuy nhiên, viêc tổ chức triển khai chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định. Theo ông Nguyễn Thanh Tòng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đăk Nông, việc triển khai thực hiện đề án sẽ tạo điều kiện giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực chế biến nông sản tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quy trình sản xuất, chế biến; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản tỉnh Đắk Nông trên thị trường trong và ngoài nước,… Đồng thời, khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đây là các mô hình tiên tiến để các cơ sở công nghiệp nông thôn tham quan học tập, nhân rộng mô hình, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông sản.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Thanh Tòng, thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện chương trình, chính sách khuyến công trong giai đoạn vừa qua, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả chính sách khuyến công, cụ thể như: Cần có bộ phận (cán bộ, chuyên viên) chuyên trách trong công tác tham mưu quản lý, tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát thực hiện hoạt động khuyến công từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở (huyện, thị, xã, phường, thị trấn), từ đó công tác phối hợp thực hiện mới đảm bảo sự xuyên suốt, việc theo dõi, giám sát, nắm bắt thông tin cơ sở được chặc chẽ hơn.

Các cơ quan chuyên môn ở địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách khuyến công tại địa phương nhằm tăng cường đưa chính sách khuyến công đến cơ sở công nghiệp tại địa phương.

Ngoài ra, việc xây dựng chương trình cần phù hợp với điều kiện thực tế về quy mô, năng lực, trình độ sản xuất của cơ sở CNNT cũng như khả năng ngân sách theo từng thời kỳ, từ đó xác định đưa vào những mô hình sản xuất, đề án được hỗ trợ phù hợp, tránh tình trạng dàng trãi quá nhiều nhưng không đủ năng lực thực hiện.

Mặc dù kinh phí hỗ trợ của ngân sách cho cơ sở CNNT chỉ ở mức độ động viên, khuyến khích nhưng cũng phải đảm tính tương xứng với nguồn vốn mà cơ sở đã đầu tư để thực hiện đề án. 

Đồng thời, cần có sự phối hợp, liên kết hỗ trợ giữa các ngành để tạo ra chuổi giá trị trong sản xuất từ khâu tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra, ưu tiên cho những sản phẩm chủ lực, thế mạnh, đặc trưng của từng địa phương, sản phẩm có tiềm năng xuất khâủ. Kết hợp các chương trình phát triển nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chương trình giảm nghèo…

Nguồn: Tạp chí Công Thương

ST: LTH-VPC