Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Kim Vui là một trong những đơn vị trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất tinh dầu tràm truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Các sản phẩm của Kim Vui đa dạng về chủng loại, mẫu mã, tính năng. Công ty Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công hàng chục loại tinh dầu khác nhau và từ các loại tinh dầu đó Công ty đã và đang sản xuất, nghiên cứu thêm các sản phẩm kèm theo với thương hiệu “Tinh dầu Kim Vui – Chất lượng tạo nên sự khác biệt”.

 sản phẩm tinh dầu xoa bóp và cao xoa tinh dầu hiệu Kim Vui được bình chọn là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2019.  Đây là 2 sản phẩm do công ty nghiên cứu, đưa ra thị trường và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ từ người tiêu dùng. Doanh thu bình quân hàng năm của sản phẩm tinh dầu xoa bóp và cao xoa tinh dầu đạt chỉ tiêu đề ra, phát triển đều đặn với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 10% một năm.

Với vai trò lãnh đạo, các cấp ngành Công thương từ địa phương đến Trung Ương luôn theo sát doanh nghiệp/cơ sở CNNT, thường xuyên tổ chức các cuộc họp phổ biến quy chế tham gia bình chọn, cung cấp đầy đủ các thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ.

Các thông tin về chương trình bình chọn được phổ biến rộng rãi trên các kênh truyền thông khác nhau cũng giúp cho doanh nghiệp/cơ sở CNNT dễ dàng tiếp cận với nguồn tin chính thống từ ban tổ chức chương trình. Thủ tục đăng kí tham gia chương trình bình chọn càng lúc càng được tối ưu hóa qua các năm. Giúp doanh nghiệp/cơ sở CNNT tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức. Mẫu đơn đăng ký, báo cáo ngắn gọn, súc tích, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp/cơ sở CNNT cũng như sản phẩm bình chọn. Hoạt động bình chọn được phổ biến thông tin rộng rãi, thủ tục rõ ràng, bố cục mạch lạc giúp những doanh nghiệp/cơ sở CNNT tham gia bình chọn rất thuận tiện trong việc hoàn thiện hồ sơ.

Việc đăng ký bình chọn cấp tỉnh của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được thực hiện thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công của Tỉnh, kèm theo hồ sơ được số hóa nên mặc dù bước đầu còn bỡ ngỡ nhưng về lâu dài thì việc bình chọn sẽ được liên thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình theo dõi, quản lý hồ sơ.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu (từ cấp địa phương, cấp tỉnh năm 2015, cấp khu vực 2016 và cấp Quốc gia năm 2017) cho sản phẩm tinh dầu tràm Huế Kim Vui. Doanh nghiệp Công ty đã nhận được thêm nhiều đơn hàng từ các đối tác mới biết đến Công ty thông qua chương trình bình chọn này. Nhờ đó, Công ty có thể nâng cao quy mô sản xuất, phát triển hệ thống phân phối, đại lý trên 63 tỉnh thành, giúp tạo thêm công việc cho bà con ở địa phương.

Ngoài ra, Công ty được các cơ quan ban ngành hỗ trợ công tác khuyến công, giúp đỡ Công ty với kinh phí 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng lò chưng cất tinh dầu hiện đại, dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thiết kế kiểu dáng bao bì sản phẩm.

Các cơ quan ban ngành nói chung, Sở công thương tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng hỗ trợ Công ty trong công tác xúc tiến thương mại. Tạo điều kiện để Công ty tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu trong nước và nước ngoài. Trung bình mỗi năm Công ty được hỗ trợ tham gia từ 8-10 sự kiện (hội chợ, hội nghị, hội thảo trong nước), và trung bình 1 năm 1 sự kiện ngoài nước (Lào, Campuchia, Thái Lan)
Bên cạnh đó, Công ty cũng được Trung Tâm Phát Triển Thương Mại Điện Tử - Ecomviet hỗ trợ hoàn thiện 1 website trên nền tảng ekip.vn, giúp Công ty có thêm 1 kênh giới thiệu về sản phẩm của công ty, việc này mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện việc quan tâm, hỗ trợ sâu sát không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp.

Qua nhiều lần tham gia các cuộc bình chọn, Công ty có đúc rút được một số kinh nghiệm như sau:  Các doanh nghiệp/cơ sở CNNT phải xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn (5 năm, 10 năm) về sản xuất, kinh doanh của đơn vị để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, hàng năm có rà soát, bổ sung; Công nghệ, thiết bị cần được lựa chọn, hợp lý hóa trong sản xuất kinh doanh. Phát triển hàng hóa gắn với việc ưu tiên bảo vệ môi trường, áp dụng tiến bộ kĩ thuật với kinh nghiệm truyền thống độc đáo để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Trong sản xuất xuất kinh doanh cần củng cố phát triển thương hiệu, tích cực xây dựng ngành hàng truyền thống địa phương, góp phần phát triển công nghiệp nông thôn. Phát triển các sản phẩm đặc sản Huế, giúp giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương, vùng miền. Bên cạnh phục vụ người tiêu dùng, cần chú trọng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng độc đáo, sáng tạo, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chú trọng tới các vấn đề xã hội, quan tâm đời sống, thu nhập của cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Tiếp tục củng cố các kênh thông tin với các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, sở Công thương và các sở ban ngành liên quan... để có thể phối hợp giải quyết các vấn đề để trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt được hiệu quả cao.

Các đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan ở địa phương và trung ương về hoạt động bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu
 Đối với các cơ quan chức năng ở địa phương: Sau khi có kế hoạch chương trình bình chọn sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp được UBND tỉnh phê duyệt, kiến nghị Sở Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung bình chọn cụ thể(nhất là mục đích, ý nghĩa, tiêu chí bình chọn, các thông tin khác…) việc này sẽ giúp các doanh nghiệp/cơ sở CNNT hiểu, tiếp cận sớm để tự rà soát và tính toán việc tham gia bình chọn đúng đối tượng. Đề nghị Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi hơn cho các đơn vị CNNT của Tỉnh về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đầu từ phát triển sản xuất, đào tạo nghề…

Đối với các cơ quan chức năng ở trung ương: Đề nghị cục Công thương địa phương tham mưu cho Bộ Công thương xem xét, đối với các sản phẩm CNNT đã được bình chọn thì bản thân các đơn vị này đã phải phấn đấu từ rất lâu, có khi là qua nhiều thế hệ, nhưng thời hạn cấp giấy chứng nhận sản phẩm CNNT chỉ có thời hạn 3 năm là chưa phù hợp. Các đơn vị phải làm lại hồ sơ trong thời gian được hưởng quá ngắn, mất thời gian, chi phí và một số đơn vị bỏ cuộc không làm lại. Đề nghị Cục công thương địa phương tham mưu để cho Bộ Công thương xem xét các doanh nghiệp/cơ sở CNNT được bình chọn sản phẩm CNNT cấp khu vực, quốc gia cần có chính sách ưu đãi về xúc tiến thương mại, khuyến công, khoa học công nghệ… phù hợp thời gian phát triển, đầu tư sản xuất kinh doanh. Đề nghị Cục Công thương địa phương tham mưu Bộ Công thương cấp bằng khen cho các doanh nghiệp/cơ sở CNNT tiêu biểu cấp quốc gia được bình chọn liên tục từ 2-3 lần trở lên được kéo dài hiệu lực của Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu.

BTB.Kconline 2019