DOANH NGHIỆP - LÀNG NGHỀ
Xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có 4 thôn, trong đó có 2 thôn đã được công nhận làng nghề da giày truyền thống. Toàn xã có trên 5.000 nhân khẩu thì có trên 3.000 người làm nghề. Trung bình mỗi năm người dân trong xã làm được 5 - 6 triệu đôi giày dép da, cung cấp cho thị trường trong nước.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, làng nghề giày dép da Phú Yên phải nhập nguyên liệu từ nhiều nơi khác về để sản xuất, nhưng đến nay làng nghề đã có 20 đại lý chuyên cung cấp nguyên liệu để sản xuất giày dép da và toàn xã có hơn 300 cơ sở làm nghề. Những hộ làm nghề tập trung chủ yếu ở 2 thôn: Giẽ Thượng (chiếm 80% hộ làm nghề) và Giẽ Hạ (chiếm 90% làm nghề), còn thôn Thụy Phú chiếm 70% số hộ làm nghề. Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, chủ yếu là giầy dép công sở, giày thể thao, giày vải, giày giả da,… sản phẩm làm ra cung cấp cho thị trường khắp cả nước. Trong đó thị trường chính là miền Trung và miền Bắc (chiếm 80% thị phần); miền Nam đạt 15%; tỷ lệ xuất khẩu sang Lào đạt 5%. Tuy nhiên, so với các nước lân cận, năng suất sản xuất của Việt Nam vẫn còn thấp. Hiện tại, hầu hết các cơ sở ở Phú Yên công nghệ sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, máy móc thô sơ. Số ít hộ gia đình đầu tư máy khâu, máy ép, máy chặt… Sản phẩm của làng nghề Phú Yên chủ yếu tiêu thụ trong nội địa, nhiều nhất là các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội.
Để hỗ trợ làng nghề phát triển, ngày 15/6/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2952/QĐ-UBND, thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên ở thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp rộng 10ha, ngành nghề hoạt động chủ yếu: Sản xuất da giày, may mặc, sơn mài, dịch vụ phục vụ cụm công nghiệp... Việc đầu tư xây dựng CCN làng nghề Phú Yên nhằm phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề Phú Yên, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.
Khánh Ngọc
Nghề làm giày da truyền thống xã Phú Yên được nhiều người biết đến từ thời Pháp thuộc. Vốn là chủ một cơ sở làm hài ở Hải Phòng, trước nhu cầu của xã hội lúc đó, cụ Nguyễn Lương Mạc đã học hỏi và chuyển từ làm hài sang làm giày. Sau đó Cụ đã mở các lớp truyền nghề cho con cháu và phát triển cho đến tận bây giờ. Lúc này, sản lượng của làng nghề làm ra rất ít và sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ. Năm 1960 Phú Yên mới thành lập được HTX sản xuất và xuất khẩu các loại giày dép da đi các nước Đông Âu. Sau năm 1986, làng nghề giày dép da Phú Yên bắt đầu có bước phát triển mới. Từ năm 1996 trở lại đây làng nghề giày dép da Phú Yên mới phát triển mạnh. Sản lượng làm ra rất là lớn, đạt khoảng 5-6 triệu đôi/năm. Một trong những cơ sở uy tín của làng nghề đó là cơ sở sản xuất kinh doanh giày dép da Thạo Hương.
Đây là một trong những cơ sở chuyên sản xuất giày dép da cao cấp, cung cấp cho thị trường trong nước và được người tiêu dùng ưa chuộng, tín nhiệm trong nhiều năm qua. Giày Thạo Hương được sản xuất từ chất liệu da bò loại 1, đế giày và keo dính đều được nhập khẩu đảm bảo chất lượng uy tín hàng đầu. Giày Thạo Hương đã đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào dây chuyền sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao cũng như phong cách hiện đại với thiết kế mới, đẹp, bền, thời trang.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, làng nghề giày dép da Phú Yên phải nhập nguyên liệu từ nhiều nơi khác về để sản xuất, nhưng đến nay làng nghề đã có 20 đại lý chuyên cung cấp nguyên liệu để sản xuất giày dép da và toàn xã có hơn 300 cơ sở làm nghề. Những hộ làm nghề tập trung chủ yếu ở 2 thôn: Giẽ Thượng (chiếm 80% hộ làm nghề) và Giẽ Hạ (chiếm 90% làm nghề), còn thôn Thụy Phú chiếm 70% số hộ làm nghề. Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, chủ yếu là giầy dép công sở, giày thể thao, giày vải, giày giả da,… sản phẩm làm ra cung cấp cho thị trường khắp cả nước. Trong đó thị trường chính là miền Trung và miền Bắc (chiếm 80% thị phần); miền Nam đạt 15%; tỷ lệ xuất khẩu sang Lào đạt 5%. Tuy nhiên, so với các nước lân cận, năng suất sản xuất của Việt Nam vẫn còn thấp. Hiện tại, hầu hết các cơ sở ở Phú Yên công nghệ sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, máy móc thô sơ. Số ít hộ gia đình đầu tư máy khâu, máy ép, máy chặt… Sản phẩm của làng nghề Phú Yên chủ yếu tiêu thụ trong nội địa, nhiều nhất là các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội.
Để hỗ trợ làng nghề phát triển, ngày 15/6/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2952/QĐ-UBND, thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên ở thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp rộng 10ha, ngành nghề hoạt động chủ yếu: Sản xuất da giày, may mặc, sơn mài, dịch vụ phục vụ cụm công nghiệp... Việc đầu tư xây dựng CCN làng nghề Phú Yên nhằm phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề Phú Yên, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.
Khánh Ngọc
Tin đã đăng