Hoạt động khuyến công của tỉnh Thái Bình đã thực sự đi vào cuộc sống, được triển khai đồng bộ, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở. tác động tích cực đến việc phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Từ đó, tỉnh đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các đề án khuyến công một cách hiệu quả.

Một là, để tổ chức thành công các đề án khuyến công quốc gia phải có sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; Có sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp các ngành, các Trường Đại học, Cao đẳng, các Cục, Vụ, Viện của Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội nhất là UBND các huyện, xã nơi tổ chức thực hiện đề án và có sự tham gia tích cực, nhiệt tình của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong việc triển khai thực hiện các đề án.

Hai là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các chương trình đề án khuyến công quốc gia để tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân tham gia tổ chức thực hiện các đề án nhất là các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ hoặc phối hợp thực hiện với các tổ chức dịch vụ khuyến công.

Ba là, đơn vị được giao nhiệm vụ phải có bộ máy tổ chức, con người, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, phương tiện đủ mạnh để thực hiện các đề án như: (việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và dạy nghề phải đảm bảo đầy đủ các các điều kiện về thủ tục hành chính cho công tác bồi dưỡng, đào tạo, dạy nghề như: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, dấu nổi, dấu nhỏ để cấp chứng chỉ, chứng nhận .Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tinh thông nghề nghiệp, hăng say nhiệt tình với công việc được phân công đồng thời phải am hiểu luật pháp cũng như kiến thức xã hội.)

Bốn là, việc lựa chọn đối tượng, ngành nghề đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, huyện, thành phố.

Năm là, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án khuyến công quốc gia phải có kế hoạch, có sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp, phân công, phân nhiệm cụ thể giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp (chủ đầu tư). Phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát và thống nhất trong và sau quá trình triển khai thực hiện để kịp thời khắc phục khó khăn, đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện đề án để làm bài học cho việc thực hiện đề án sau .Việc xây dựng định mức các khoản chi phí thực hiện đề án phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, phù hợp với giá cả thị trường và tình hình thực tế của địa phương. Kết hợp khai thác các cơ sở vật chất và các nguồn kinh phí khác của địa phương, của cơ sở công nghiệp nông thôn để thực hiện các đề án.


Theo: langngheviet.com.vn