Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Xác định rõ vai trò của ND trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, thời gian qua, Hội ND huyện Tháp Mười lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội trên địa bàn huyện tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội gắn với các tiêu chí xây dựng NTM. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới, đa dạng, phong phú trên nhiều kênh như: sinh hoạt chi, tổ Hội, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Hội quán, câu lạc bộ, mạng xã hội... Từ đó giúp hội viên, ND nâng cao nhận thứ

Theo báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa, bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2024, ngành Công Thương Thanh Hóa đã gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới suy giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao. Riêng đối với lĩnh vực khuyến công, một số huyện chưa thật sự quan tâm đến hoạt động khuyến công; việc bố trí cán bộ phụ trách chuyên ngành công nghiệp - thương mại chưa được ổn định, nghiệp vụ chuyên môn cho hoạt động còn hạn chế...Tuy nhiên, với quyết tâm thúc đẩy chương trình khuyến công, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, Sở Công Thương Thanh Hóa đã luôn đoàn kết, nỗ lực vượt khó, phấn đấu thành tốt nhiệm vụ được giao.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã triển khai xong 02/08 đề án hỗ trợ ứng dụng MMTB tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho 02 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí 600 triệu đồng. Tham gia chuỗi sự kiện ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tại thành phố Hà Nội và tham gia Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc tại tỉnh Điện Biên.

Đối với khuyến công quốc gia, Sở Công Thương Thanh Hóa đã phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) ký hợp đồng triển khai thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2024 (đợt 1) sau khi có quyết định phê duyệt của Bộ Công Thương; Sở cũng đã trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư 07/10 dự án Tiết kiệm năng lượng năm 2023 (theo Quyết định số 3893/QĐ-UBND ngày 14/11/2022); trình phê duyệt dự toán chi tiết và kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu kiểm toán cho 03 đơn vị tiêu thụ năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh; trình phê duyệt dự toán chi tiết và kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu hỗ trợ hệ thống bioga đun nấu cho 03 trang trại trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, riêng trong 6 tháng cuối năm 2024 đã giải ngân 100% các đề án với tổng kinh phí là 3.277 triệu đồng. Trong đó, tiếp tục hỗ trợ 06/08 đề án ứng dụng MMTB tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho 06 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ tại 07 tỉnh; phối hợp với UBND các huyện tổ chức 03 Phiên chợ kết nối cung - cầu về nông thôn năm 2024; xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương năm 2025 trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đối với khuyến công quốc gia, trong 6 tháng cuối năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã ký hợp đồng với Cục Công Thương địa phương giải ngân 100% các đề án với tổng kinh là 2.950 triệu đồng; Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2025 trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Huy Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết: Chương trình khuyến công đã góp phần tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo và giải quyết việc làm ổn định cho lực lượng lao động dư thừa trên địa bàn sinh sống của người dân, tạo nhiều việc làm mới trên địa bàn nông thôn; góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn; góp phần tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của tỉnh.

Thông qua hoạt động khuyến công, đã tác động tích cực đến cơ sở công nghiệp nông thôn chủ động ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhân công lao động, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chú trọng, quan tâm hơn đến các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết tìm kiếm thị thường tiêu thụ. Từ đó xây dựng được nhiều mô hình sản xuất kinh doanh điển hình trong tỉnh để giới thiệu và nhân rộng.

c, tích cực hưởng ứng các phong trào do Hội phát động, phát huy rõ nét vai trò chủ thể trong tham gia thực hiện các công trình, phần việc nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, hướng đến NTM kiểu mẫu ở các địa phương.

Các cấp Hội trên địa bàn huyện thường xuyên phối hợp tổ chức cho hội viên, ND trên địa bàn huyện tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan thực tế các mô hình hay. Qua đó giúp ND được tiếp cận, cập nhật thêm kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp, nâng cao kỹ năng, tư duy hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, ND tích cực tham gia thực hiện các mô hình, cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương. Cụ thể như: Cuộc vận động “Hội viên ND trở thành người ND chuyên nghiệp”; mô hình “Nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch”; phong trào “ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”... Chú trọng phát triển các mô hình về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, ND tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, thành lập và duy trì phát triển 23 Hợp tác xã, 130 Tổ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Nổi bật, Ban Thường vụ Hội ND huyện phối hợp UBND huyện Tháp Mười xây dựng kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện mô hình “ND tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất” trên địa bàn huyện, đồng thời chọn xã Đốc Binh Kiều làm điểm để thực hiện. Theo đó, hội viên, ND thực hiện mô hình được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi vi sinh, pha chế thuốc thảo mộc, ủ phân hữu cơ truyền thống, ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý rác tại hộ gia đình...

Ông Nguyễn Văn Mì (SN 1968) ngụ Ấp 4, xã Đốc Binh Kiều, cho biết: “Trước đây, tôi chủ yếu mua phân bón, thuốc trừ sâu tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Từ khi tham gia mô hình “ND tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất” và được Hội ND huyện tổ chức tập huấn, giúp tôi biết cách làm phân bón hữu cơ. Tôi đã thực hiện và thấy kết quả tốt, nhờ đó giảm được khoảng 50% chi phí mua phân, thuốc cho vườn cây ăn trái của gia đình. Thực hiện mô hình giúp tôi và nhiều ND khác ở xã biết cách tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp và rác thải sinh hoạt để làm chế phẩm sinh học, phục vụ sản xuất và an toàn với môi trường”.

Theo đồng chí Hồ Văn Tính - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Tháp Mười, mô hình “ND tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất” được triển khai bước đầu đạt một số kết quả tích cực. Cụ thể, giúp hội viên, ND thay đổi tư duy sản xuất, giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, giúp bảo vệ môi trường và giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận. Ngoài mô hình “ND tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất”, Hội ND huyện Tháp Mười tiếp tục quán triệt các cấp Hội tuyên truyền, vận động hội viên, ND tham gia thực hiện, phát triển nhiều mô hình, cách làm hiệu quả phục vụ sản xuất, kinh doanh. Qua đó, giúp cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống hội viên, ND; phát huy rõ nét vai trò của ND trong tham gia đóng góp hiệu quả vào xây dựng NTM, NTM nâng cao và hướng đến NTM kiểu mẫu tại các địa phương trên địa bàn huyện Tháp Mười.

Nguồn: Tạp chí Làng nghề