Cụ thể như kế hoạch phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông- lâm- thủy sản tập trung dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa… Kết quả, năm 2019, tỉnh đã thu hút 04 dự án đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp, nâng tổng số dự án mà tỉnh đã thu hút đầu tư lên 174 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 11.790,6 tỷ đồng.
Ngoài lĩnh vực công nghiệp, chiến lược phát triển TTCN, làng nghề cũng được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng, tạo điều kiện. UBND tỉnh đã ban hành quyết định về công nhận danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh cho 12 nghệ nhân và 26 sản phẩm CNNTTB. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 75 làng nghề cấp tỉnh được công nhận đang hoạt động SXKD ổn định.
Năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 80.814 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2019; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt 39.700 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2019.
Để hoàn thành mục tiêu này, Sở Công Thương Ninh Bình đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển CN – TTCN; Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo mặt bằng thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn; ưu tiên các dự án thuộc ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử; các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; các dự án CNHT…
Sự phát triển nhanh và toàn diện của ngành Công Thương Ninh Bình đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò là “đầu tàu” thúc đẩy kinh tế xã hội, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Bằng các giải pháp quyết liệt, thời gian tới, ngành Công Thương Ninh Bình sẽ triển khai có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra để hoạt động SXCN, thương mại trên địa bàn đạt kết quả tốt.
Theo: langngheviet.com.vn