Theo đó, Bình Định sẽ dành nguồn kinh phí 3.020 triệu đồng để triển khai 27 chương trình, đề án khuyến công địa phương. Cụ thể gồm:
- 17 đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ 2.164,46 triệu đồng;
- 01 đề án Hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm với kinh phí 35 triệu đồng;
- 01 đề án Hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói với kinh phí 25 triệu đồng;
- Tổ chức bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022 với kinh phí 247,14 triệu đồng.
- Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản tin ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác cho 01 chương trình, kinh phí hỗ trợ 120 triệu đồng.
- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho 05 chương trình, kinh phí hỗ trợ 292,5 triệu đồng và chi phí quản lý triển khai đề án với kinh phí hỗ trợ thực hiện 135,90 triệu đồng.
Để các đề án khuyến công năm 2022 triển khai thực hiện đảm bảo nội dung và tiến độ, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương trước tháng 10/ 2022, ngay sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã tổ chức họp triển khai thực hiện các đề án khuyến công. Qua buổi họp, lãnh đạo Sở Công Thương đã lắng nghe đại diện các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) báo cáo tình hình triển khai thực hiện, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Lãnh đạo Sở Công Thương đề nghị các cơ sở CNNT tiếp tục tích cực phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại để triển khai thực hiện theo đúng nội dung hỗ trợ của đề án đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ đã cam kết và báo cáo tiến độ thực hiện theo quy định; đồng thời, kịp thời phản ảnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án để Sở Công Thương xem xét, giải quyết…
Theo Công nghiệp Tiêu dùng