Nguồn kinh phí này được phân bổ cụ thể cho từng năm, trong đó năm 2021 là 12,8 tỷ đồng; năm 2022 là 13,5 tỷ đồng; năm 2023 là 14,4 tỷ đồng; năm 2024 là 15,6 tỷ đồng và năm là 17 tỷ đồng.
Với nguồn vốn trên, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng sẽ hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề có lợi thế cạnh tranh như: Cà phê, rau củ quả, chè, ươm tơ dệt lụa, may mặc…Tập trung hỗ trợ có thu hồi kinh phí cho các đối tượng là cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Cụ thể, từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương, Sở Công Thương sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo; hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…
Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia sẽ chủ yếu tập trung hỗ trợ để phát triển sản xuất công nghiệp chế biến nông sản chủ lực của địa phương, như: Thực hiện đề án điểm cho các ngành nghề cà phê, rau củ quả, chè, ươm tơ dệt lụa; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp trong chế biến nông sản chủ lực…
Trong giai đoạn tới, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cũng đề xuất nội dung hoạt động khuyến công mới, mở rộng so với Nghị định 45/2012/NĐ-CP. Theo đó, nội dung “Hỗ trợ đầu tư các phòng trưng bày để giới t
Bộ sản phẩm Macca Viet'sNut's của Công ty TNHH nông sản Huy Hiếu (Lâm Đồng) |
hiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác”, Thông tư 28/2018/TT-BTC quy định đối tượng Trung tâm Khuyến công quốc gia; cở sở công nghiệp nông thôn có sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và cấp quốc gia thụ hưởng. Tại Lâm Đồng, nội dung này không đạt vì chưa thật sự thu hút cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia. Do vậy, đề nghị mở rộng đối tượng thụ hưởng là Trung tâm Khuyến công các tỉnh và cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Nội dung “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm” có quy định hỗ trợ chi phí thuê gian hàng. Tại Lâm Đồng, đề án thuộc nội dung này do Trung tâm Khuyến công trực tiếp thực hiện (hỗ trợ toàn bộ chi phí cho cơ sở công nghiệp nông thôn như: chi phí thuê gian hàng, chí phí vận chuyển, chi phí trang trí và chi phí khác). Đề nghị bổ sung mở rộng nội dung hỗ trợ và đơn vị thực hiện. Cụ thể “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm ở một số tỉnh khác do Trung tâm Khuyến công/Tư vấn/Xúc tiến thương mại thực hiện (gồm chi phí thuê gian hàng, chí phí vận chuyển, chi phí trang trí và chi phí khác)…”.
Mở rộng nội dung “Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến” hạng mục tự gia công chế tạo máy. Những đề xuất trên của Sở Công Thương tỉnhLâm Đồng được đúc kết sau 7 năm triển khai thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh. 7 năm qua, khuyến công Lâm Đồng đã triển khai thực hiện 399 đề án với tổng kinh phí thực hiện 70,257 tỷ đồng. Trong đó, khuyến công địa phương triển khai thực hiện 359 đề án, kinh phí 54,089 tỷ đồng, khuyến công quốc gia triển khai thực hiện 40 đề án, kinh phí là 16,168 tỷ đồng.
Theo đánh giá từ Sở Công Thương tỉnh, chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã góp sức đáng kể phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, khuyến khích các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm và thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
TQL-KConline