Nổi bật trong các hoạt động hỗ trợ phải kể tới Đề án “Thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới“ của Chủ cơ sở Lê Văn Khoa để đầu tư dây chuyền công nghệ tự động, nhằm sản xuất ra sản phẩm lưới thép hàn đạt quy chuẩn. Đề án hỗ trợ mô hình trình diễn sản xuất sản phẩm thanh gỗ ghép, từ đó sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Thanh. Đề án hỗ trợ nguồn vốn khuyến công tỉnh giúp Cơ sở sản xuất Vũ Thị Vân phố Tây Sơn, thị trấn Gôi (Vụ Bản) nâng cấp dây chuyền xay xát gạo tự động, giúp đồng bộ hóa trong công đoạn tách vỏ trấu, máy tách màu, loại bỏ tạp chất… góp phần đảm bảo hạt gạo đạt quy chuẩn, chất lượng để xuất khẩu, với công suất 4 tấn/giờ, cho sản lượng bình quân 25 tấn/ngày.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Khuyến công Nam Định sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả năng lực hiện có, ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển các ngành nghề của làng nghề truyền thống, ưu tiên phát triển các ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ,… để tận dụng tối đa lao động tại chỗ. Đặc biệt, cần ưu tiên hỗ trợ các chương trình, đề án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Theo Công nghiệp Tiêu dùng