Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2025, đối với cụm công nghiệp (CCN), tỉnh sẽ thành lập, từng bước xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 50% đối với 6 cụm công nghiệp gồm: CCN Song Phú (huyện Tam Bình); CCN Phú An (huyện Tam Bình); CCN Tân Quới (huyện Bình Tân); CCN Tân Bình (huyện Bình Tân); CCN Mỹ Lợi (huyện Trà Ôn); CCN TP. Vĩnh Long.
Tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ dự kiến là: 103 tỷ đồng (năm 2022), 129 tỷ đồng (năm 2023), 77 tỷ đồng (năm 2024) và 77 tỷ đồng (năm 2025).
Được biết, hiện tại, tỉnh Vĩnh Long đã quy hoạch phát triển 14 cụm công nghiệp với tổng diện tích 641,08ha, tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 6.800 tỷ đồng gồm các CCN: TP Vĩnh Long; Phú Long B; Phước Trường – Phước Thọ; Trung Nghĩa; Thuận An; Phú An; Song Phú; Vĩnh Thành; Mỹ Lợi; Tân Quới; Tân Bình; Phú Long A; Ấp Ba; Ấp Nhất B.
Trong đó, hiện nay, CCN Trung Nghĩa (huyện Vũng Liêm), đã thực hiện đầu tư dự án năng lượng điện mặt trời và đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư 1.108 tỷ đồng, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm trên 130 tỷ đồng.
Các CCN Song Phú, CCN Phú An (huyện Tam Bình) và CCN TP Vĩnh Long đã có nhà đầu tư đăng ký, hiện đang thực hiện thủ tục đánh giá lựa chọn chủ đầu tư. CCN Tân Quới (huyện Bình Tân), đã có nhà đầu tư nghiên cứu triển khai xây dựng CCN đóng, sửa chữa tàu biển. CCN Thuận An (TX Bình Minh), đã mời gọi được nhà đầu tư gửi hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. CCN Thiện Mỹ (huyện Trà Ôn), nhà đầu tư đang xin chủ trương triển khai thực hiện dự án năng lượng điện mặt trời. Các CCN còn lại đang mời gọi đầu tư và có nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, nghiên cứu.
Theo Công nghiệp Tiêu dùng