Trong những năm gần đây, các làng nghề, làng nghề truyền thống trong cả nước được khôi phục và phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta. Thế nhưng, các làng nghề, làng nghề truyền thống hiện đang gặp không ít khó khăn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chất lượng cao. Đã đến lúc các cấp, các ngành, các địa phương cần nỗ lực tìm kiếm các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 5.400 làng nghề, trong đó gần 2.000 làng nghề truyền thống được công nhận. Những năm gần đây, việc duy trì và phát triển làng nghề đã giúp các địa phương giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa ở khu vực nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới (NTM) của nhiều địa phương.

Thế nhưng hiệu quả và doanh thu của các làng nghề vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Một số làng nghề hoạt động thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất, số hộ gia đình làm nghề có chiều hướng bị thu hẹp, thậm chí có làng nghề gần như ngừng hoạt động do khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phần lớn các cơ sở sản xuất ở các làng nghề quy mô còn nhỏ, thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật, tay nghề cao nên sản phẩm làm ra chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường; các điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với người tiêu dùng còn thiếu và yếu...

Từ thực tế nêu trên, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức những khóa đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử, hỗ trợ kinh phí xây dựng website thương mại điện tử cho hàng chục doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Cùng với đó chỉ đạo Trung tâm Phát triển Công thương tỉnh tích cực hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, máy móc từ nguồn vốn của chương trình khuyến công; tư vấn xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề. Tổ chức cho các doanh nghiệp, cơ sở tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, như: Hội chợ thương mại khu vực; hội chợ OCOP; hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các hội chợ do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các cơ sở, hộ sản xuất ở các làng nghề có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư, liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Từ ngày  hợp tác xã, người thợ làm nón  làng Chuông,  Phương Trung (Thanh Oai,  Nội)  việc làm ổn định, thu nhập cao

Còn về phần mình, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố cũng tích cực tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm làng nghề; chủ động hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ NN &PTNT và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức. Từ cuối năm 2019 đến nay, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Giao dịch, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề.

Ví dụ, tại Vĩnh Phúc, Trung tâm Giao dịch, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề phối hợp với Sở Công thương tổ chức Triển lãm quảng bá hơn 100 mã sản phẩm đến từ các cơ sở sản xuất ở các làng nghề của tỉnh như: Mây tre đan Triệu Đề; rèn Lý Nhân, rắn Vĩnh Sơn, gốm Hương Canh, mộc Thanh Lãng, đá Hải Lựu… Mỗi tháng, Trung tâm có từ 4 đến 5 nghìn lượt người đến tham quan, mua sắm. Ngoài các sản phẩm OCOP, nông sản tín dụng cho ngành nghề nông thôn cũng phải xây dựng phù hợp với thực tế sản xuất. Còn phía hệ thống ngân hàng, phải dành nguồn vốn cố định hằng năm để cho các thành phần kinh tế vay phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Theo đó, tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cường xuất khẩu. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và tạo nguồn ổn định, thường xuyên để quỹ có khả năng cung cấp đủ vốn cho các cơ sở ngành nghề nông thôn với các thủ tục cho vay đơn giản. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh; an toàn, các sản phẩm làng nghề của tỉnh cũng được nhiều khách hàng, nhất là khách du lịch quan tâm lựa chọn.


Thay đổi mẫu mã, nâng chất lượng, sản phẩm cói thủ công, mỹ nghệ của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã được khách hàng trong và ngoài nước tin, yêu, lựa chọn

Tại Quảng Nam, rất nhiều sản phẩm của các làng nghề nổi tiếng như: Đúc đồng Phước Kiều, mộc mỹ nghệ Đông Khương (Điện Bàn), mộc điêu khắc Kim Bồng (Hội An)... rất tinh xảo, giàu giá trị nghệ thuật nhưng khó bán trên thị trường. Sở Công thương đã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ 2-Techfest năm 2021; ngày hội khởi nghiệp và sáng tạo tổ chức tại TP Chí Minh; phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel và các chủ thể đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử và trang sản phẩm Quảng Nam www.sanpham.quangnam.gov.vn; tổ chức hội nghị “Kết nối hàng Việt - OCOP Đà Nẵng 2021”; hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP tại Phú Quốc; hội chợ Xuân - OCOP Quảng Nam 2021. Cùng với đó kết nối với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận và trưng bày các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, sản phẩm OCOP Quảng Nam tại số 92-94 đường Nguyễn Huệ; hỗ trợ xây dựng 2 điểm bán hàng OCOP tại huyện Núi Thành và TP Tam Kỳ...

Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá đang được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, mở rộng đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Để sản phẩm làng nghề thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, ngoài sự nỗ lực của ngành chức năng thì mỗi cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong làng nghề phải sản phẩm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Các làng nghề cũng cần nâng cao trình độ cho người lao động, tiếp thu những công nghệ mới; phát huy thế mạnh của các nghệ nhân, thợ giỏi trong cải tiến mẫu mã, truyền nghề cho lớp trẻ; chủ động cơ cấu lại sản xuất theo hướng liên kết; tập trung xây dựng nhãn hiệu để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm... Có như vậy, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề sẽ thuận lợi hơn.

Mộc mỹ nghệ được bảo tồn  phát triển. Ngoài tiêu thụ  thị trường trong nước, mộc mỹ nghệ còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.

Để chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về phát triển ngành nghề, làng nghề đi vào cuộc sống, tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, thì vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn cần được điều chỉnh phù hợp. Trước tiên, phải sửa đổi, bổ sung Nghị định số 66/2006/NÐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; các chính sách có chính sách trợ giúp về sử dụng kết cấu hạ tầng và giải quyết môi trường cho doanh nghiệp để có thể thuê mặt bằng ở các khu, cụm công nghiệp đã có, hoặc Nhà nước đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho làng nghề, trợ giúp và giảm giá thuê để doanh nghiệp có thể thuê đất để sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại, để sản phẩm của làng nghề có thị trường ổn định, các cơ quan chức năng, các địa phương cần tổ chức hội thảo, tọa đàm, có sự góp mặt của chuyên gia, nhà quản lý để hỗ trợ các cơ sở sản xuất, tổ hợp tác ở làng nghề nắm được quy luật tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp phải vào cuộc, đồng hành, trao đổi, thỏa thuận, thương thảo ký cam kết, biên bản ghi nhớ với các chủ thể làng nghề, qua đó đưa sản phẩm đến nhiều kênh tiêu thụ như trung tâm thương mại, khu du lịch, chuỗi siêu thị và tìm hướng xuất khẩu.

Theo Làng nghề Việt