Từ đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 quay trở lại, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo toàn ngành tiếp tục bám sát nhiệm vụ tại Chương trình hành động đã ban hành từ năm 2020 và bổ sung các nhiệm vụ mới, phù hợp với tình hình mới, trong đó, tập trung một số nhiệm vụ cốt lõi như tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, bám sát kịch bản phát triển của ngành để có giải pháp ứng phó phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang xảy ra.

Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi biểu giá bán lẻ điện Bộ Công Thương thông tin về việc rà soát các dự án điện mặt trời Bộ Công Thương: Thực hiện nghiêm trách nhiệm trong kinh doanh xăng dầu

Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương cho biết, năm ngoái, khi dịch Covid-19 xảy ra, ngày 17/2/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký quyết định ban hành chương trình hành động của Bộ Công Thương để vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh toàn ngành. Trong quyết định này đã giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đơn vị thuộc bộ và gắn trách nhiệm với người đứng đầu đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.

"Khi quyết tâm thực hiện quyết định này, ngành Công Thương đã đạt kết quả khả quan. Dù khó khăn bởi Covid-19 nhưng nhiều chỉ tiêu đã được thực hiện tốt, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 7%, hoàn thành mục tiêu ta đã đặt ra trong bối cảnh dịch Covid-19. Đó là kết quả ấn tượng khi ta thực hiện tốt chương trình hành động này" - bà Nguyễn Thúy Hiền chỉ rõ.

Từ đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 quay trở lại, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo toàn ngành tiếp tục bám sát nhiệm vụ tại Chương trình hành động đã ban hành từ năm 2020 và bổ sung các nhiệm vụ mới, phù hợp với tình hình mới, trong đó, tập trung một số nhiệm vụ cốt lõi như tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, bám sát kịch bản phát triển của ngành để có giải pháp ứng phó phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang xảy ra.
Bên cạnh đó, theo dõi sát sao tình hình sản xuất công nghiệp, cung cầu hàng hoá thiết yếu để có biện pháp chỉ đạo điều tiết sản xuất và kinh doanh phù hợp tình hình mới.

Vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được dư luận quan tâm
Bộ Công Thương cũng tổ chức tốt hệ thống phân phối vừa đáp ứng nhu cầu người dân, tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân và thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh triển khai các phương thức kinh doanh mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trên cả nước. Hướng dẫn doanh nghiệp khai thác tốt các thị trường có FTA, đặc biệt ưu tiên xúc tiến thương mại vào các thị trường xuất khẩu đã có sự khôi phục sau dịch bằng các hình thức xúc tiến thương mại mới. Phối hợp các cơ quan chức năng tạo điều điều kiện giúp các doanh nghiệp lưu thông hàng hoá tốt nhất, giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định sản xuất kinh doanh…
Những nhóm giải pháp này của Bộ Công Thương được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.

 

Theo Báo Công Thương